Theo một số người bán, để tìm được thằn lằn núi cũng không phải là điều dễ, thông thường, người săn bắt sẽ đợi thằn lằn ra phơi nắng trên các mỏm đá hoặc dùng trái sung, mối để nhử và tóm gọn.
Trong những ngày tiết trời oi bức thì lượng thằn lằn xuất hiện nhiều hơn. Nếu trước đây, thằn lằn núi chưa được nhiều người biết đến thì chúng thường có kích cỡ lớn nhưng hiện nay do khai thác nhiều nên chỉ còn thấy thằn lằn kích cỡ vừa hoặc nhỏ.
Về chế biến, thằn lằn núi sơ chế bằng cách bỏ phần nội tạng bên trong, giữ lại phần thịt bên ngoài. Theo đó, có một số món ăn ngon mà thực khách nên thử qua là chiên giòn chấm mắm me, bằm nhuyễn làm chả đùm hay nấu cháo với đậu xanh cũng giúp giải cảm, ấm và nhẹ bụng hơn.
Tuy thằn lằn núi là món ăn ngon, đặc trưng của vùng đất núi Bà, Tây Ninh nhưng nếu tình trạng săn bắt bừa bãi, không có kế hoạch gìn giữ, khai thác hợp lý thì có thể sau này những thực khách sành ăn sẽ hiếm có dịp mà thưởng thức qua.
Bản đồ ẩm thực Việt Nam là chuyên mục mà Sài Gòn Tiếp Thị mong muốn truyền tải đến những du khách trong và ngoài nước các món ăn đậm nét văn hóa ẩm thực vùng miền do đầu bếp và người sành ăn địa phương giới thiệu. Thông qua đó, mọi người vừa thăm thú danh lam thắng cảnh vừa thưởng thức những món ăn ngon, khó quên. Mọi hình ảnh món ăn đặc trưng của các địa phương do bạn sở hữu có thể gửi về cộng tác với Sài Gòn Tiếp Thị tại địa chỉ e-mail: ducduy@thesaigontimes.vn
Phúc An – Phùng My
Theo Sgtiepthi.vn