Kể từ khi xuất hiện, Pinetree đã thu hút sự quan tâm lớn của khách hàng. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lee Jun Hyuck – CEO Chứng khoán Pinetree để tìm hiểu bí mật đằng sau những bước tiến “thần tốc” này.
Là cái tên mới trên thị trường nhưng Pinetree đang nhận được sự quan tâm lớn từ khách hàng. Điều gì làm nên sức hấp dẫn của Pinetree?
Tôi nghĩ Pinetree đã đi đúng hướng với việc tập trung vào chiến lược số hóa và làm hài lòng khách hàng. Phần lớn chi phí của chúng tôi giai đoạn này ưu tiên cho phát triển công nghệ, nền tảng giao dịch với yêu cầu cao về UI, UX, tối ưu tốc độ và sự ổn định của hệ thống; Ngoài ra, chúng tôi cũng liên tục phát triển các ứng dụng phục vụ nhu cầu tìm hiểu thông tin, học tập về chứng khoán; sắp tới, chúng tôi sẽ ra mắt app phục vụ cung cấp và trao đổi thông tin thú vị dành cho nhà đầu tư của Pinetree.
Thêm vào đó, việc tận dụng công nghệ, hạn chế chi nhánh vật lý giúp tối ưu chi phí và là cơ sở để chúng tôi mang đến khách hàng chính sách phí, lãi suất hấp dẫn hiếm có. Đó có lẽ là những lý do chính giúp chúng tôi được khách hàng quan tâm nhiều hơn.
Ông có thể chia sẻ cụ thể về những ưu đãi giao dịch của Pinetree?
Hiện chúng tôi đang áp dụng chính sách miễn phí giao dịch trọn đời cho toàn bộ khách hàng bao gồm cả tài khoản thường và tài khoản ký quỹ. Đồng thời, khách hàng có thể sử dụng đòn bẩy margin tại Pinetree với lãi suất 9% vô thời hạn không kèm điều kiện.
Trong thời gian tới, chúng tôi cũng sẽ có thêm sản phẩm, dịch vụ mới và thiết kế các chính sách độc đáo khác cho khách hàng.
Pinetree đã ra mắt giải pháp eKYC, việc này mang lại lợi ích cho khách hàng ra sao?
Với định hướng số hóa, chúng tôi đã đầu tư lớn vào công nghệ định danh điện tử với giải pháp e-KYC nhằm hỗ trợ khách hàng mở tài khoản theo thủ tục thuận tiện và nhanh chóng. Hệ thống eKYC tại Pinetree nâng cấp trong tháng 4 này được chúng tôi đầu tư theo chuẩn châu Âu và do nhà thầu Hàn Quốc triển khai, đảm bảo yêu cầu khắt khe hơn về tốc độ và bảo mật.
Lỗ liên tiếp 2 năm, phải chăng Pinetree đang đánh đổi để giành thị phần?
Chúng tôi vẫn đang ở giai đoạn đầu tư, tập trung vào tăng trưởng thị phần, nên việc lỗ là không tránh khỏi. Tiềm năng của thị trường chứng khoán Việt Nam là rất lớn khi mà tỷ lệ mở tài khoản mới chỉ chiếm 3%, thấp hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực.
Mặc dù vẫn lỗ nhưng Pinetree đã tăng mạnh nền khách hàng, năm 2020 gấp 8 lần so với năm 2019 và tiếp tục tăng nhanh trong quý I năm nay. Tốc độ tăng trưởng margin luôn trong top đầu của thị trường.
Với tầm nhìn dài hạn tại thị trường Việt Nam và tiềm lực tài chính mạnh của Hanwha Investment & Securities, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư để xây dựng hoạt động kinh doanh ổn định, bền vững.
Đầu tư mạnh về công nghệ cùng với nhiều ưu đãi lớn cho khách hàng, Pinetree sẽ đặt mục tiêu lọt vào top 10 thị phần môi giới?
Như bạn đã biết, chúng tôi là công ty thứ 6 đầu tư vào Việt Nam trong tổng số hơn 40 công ty chứng khoán tại Hàn Quốc hiện nay. Chúng tôi tin tưởng vào tiềm năng của thị trường và cũng muốn tận dụng cơ hội đi đầu tại đây. Vì vậy chúng tôi cũng có kế hoạch cho việc lọt vào top 10 thị phần môi giới trong một vài năm tới.
Tuy nhiên, trước mắt, ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là xây dựng, phát triển và hoàn thiện chiến lược chứng khoán số với các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng hàm lượng công nghệ cao, đáp ứng tốt nhất trải nghiệm số hóa của khách hàng.
Ông đánh giá sao về làn sóng nhà đầu tư “F0” tại Việt Nam? Pinetree chuẩn bị ra sao để đón nhận cơ hội này?
Tôi nghĩ đây là một xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới và ở các thị trường phát triển khác như Mỹ, Hàn Quốc. Số lượng nhà đầu tư F0 tăng vọt trong giai đoạn vừa qua đã phần nào khẳng định tiềm năng của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đón nhận cơ hội này, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để đồng hành cùng nhà đầu tư F0 từ bước đầu tiên. App học và thực hành chứng khoán Stock123 đã có gần 150.000 thành viên chỉ sau thời gian ngắn ra mắt. Các bản tin phân tích hàng ngày, chuỗi hội thảo đào tạo, chia sẻ theo tháng…được chúng tôi xây dựng và triển khai hoàn toàn miễn phí, phục vụ đông đảo nhà đầu tư, trong đó có rất nhiều nhà đầu tư F0.
Chứng khoán là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế và cũng là cơ hội cho nhà đầu tư ở nhiều mức thu nhập khác nhau có thể tham gia. Tuy nhiên, đầu tư chứng khoán cần có kiến thức. Vì vậy, xây dựng nội dung để nhà đầu tư dễ dàng tìm hiểu, học tập và thực hành chứng khoán là cách chúng tôi hỗ trợ NĐT F0 bước vào thị trường.
Pinetree cũng có kế hoạch ra mắt các sản phẩm dịch vụ mới để phục vụ nhiều hơn nữa nhu cầu của nhà đầu tư không chuyên. Chúng tôi muốn có thêm các thu nhập từ dịch vụ chứ không chỉ thuần nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
Để Pinetree phát triển kinh doanh ổn định, bền vững và phục vụ đa dạng khách hàng, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nghiên cứu và ra mắt nhiều sản phẩm như: trái phiếu (bond), danh mục đầu tư (portfolio), quỹ (fund)…
Chia sẻ quan điểm của ông về triển vọng TTCK Việt Nam?
Theo tôi, thị trường chứng khoán Việt Nam đang có triển vọng tích cực khi định giá P/E hiện chỉ khoảng 18,9, thấp hơn mức 22,6 năm 2018 khi VN-Index đạt đỉnh 1.204 điểm.
Như đề cập trên, với số lượng mở tài khoản hiện chỉ chiếm 3% tổng số dân của Việt Nam, thị trường còn rất nhiều tiềm năng để mở rộng và phát triển trong tương lai. Hơn nữa, tôi dự đoán nền kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục và tăng trưởng nhanh bởi một số lý do sau:
Thứ nhất, với sự nỗ lực của Chính phủ, Việt Nam đang trở thành một trong số quốc gia ổn định nhất về địa chính trị trong khu vực. Sự ổn định về chính trị là yếu tố quan trọng hấp dẫn dòng vốn đầu tư nước ngoài và Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều hơn vốn FDI.
Thứ hai, người dân Việt Nam rất lạc quan và có niềm tin vào tương lai phát triển của đất nước. Điều này giúp các hoạt động kinh doanh và tiêu dùng được duy trì tích cực, ổn định và là động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, Chính phủ Việt Nam đã kiểm soát quá tốt dịch Covid 19. Vì vậy, Việt Nam có nhiều cơ hội để phục hồi nhanh hơn các nước khác sau dịch.
Bạn đọc có thể tìm hiểu và trải nghiệm dịch vụ Pinetree chỉ với 2 phút mở tài khoản Tại đây.
Theo Nhịp sống kinh tế