Lo ngại thiếu hụt nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tạo đỉnh mới Thông tin trái chiều về việc đồng USD suy yếu, giá cà phê xuất khẩu giằng co |
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá Arabica tiếp tục có phiên giao dịch biến động khi chịu tác động từ sự thay đổi của đồng USD và tỷ giá USD/BRL. Đóng cửa, giá mặt hàng này tăng nhẹ 0,08% so với tham chiếu.
Ngay từ khi mở cửa, giá cà phê đã suy yếu do đồng USD tăng mạnh trước bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giữ nguyên mức lãi suất 5,25 – 5,5% trong kỳ họp tháng 1 và bác bỏ kịch bản cắt giảm lãi suất vào tháng 3.
Giá Arabica tiếp tục có phiên giao dịch biến động khi chịu tác động từ sự thay đổi của đồng USD và tỷ giá USD/BRL |
Đầu phiên tối, giá Arabica nhanh chóng hồi phục khi đồng Real nội địa của Brazil mạnh lên trong khi đồng USD yếu đi, kéo theo tỷ giá USD/BRL giảm sâu. Chênh lệch tỷ giá đã hạn chế nông dân Brazil bán ra, từ đó hỗ trợ giá.
Tuy nhiên, chỉ số PMI tháng 1/2024 của Mỹ đạt 49,1 điểm từ mức 47,1 điểm tháng trước, đồng thời cao hơn so với dự báo của các chuyên gia kinh tế đã hỗ trợ nhẹ đồng USD. Giá Arabica chững lại ngay sau khi dữ liệu công bố.
Giá Arabica biến động liên tục kéo theo giá Robusta khá giằng co trong phiên hôm qua. Khép lại phiên giao dịch 1/2, giá Robusta giảm 0,54%. Mức giá hiện tại vẫn nằm trong vùng giá cao nhất 30 năm.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân tháng 1/2024 của Việt Nam đạt 2.955 USD/tấn |
Tồn kho Robusta trên Sở ICE-EU kết phiên 31/1 ở mức 28.320 tấn, giảm 340 tấn so với phiên trước và xác lập mức thấp kỷ lục mới.
Tuy nhiên về phía doanh nghiệp, giá cà phê lên cao gây nhiều trở lực cho xuất khẩu khi doanh nghiệp không dám và không đủ tài chính để mua hàng xuất khẩu.
Nhận định của doanh nghiệp cho thấy, giá cà phê sẽ tiếp tục tăng vì hàng tồn kho trên thế giới đang giảm rất nhiều do sự cố ở Biển Đỏ. Xét về dài hạn, lo ngại thiếu hụt nguồn cung luôn rình rập trên thị trường Robusta. Còn theo các chuyên gia, mức giá hiện tại đã đạt đỉnh, khó có thể có bước giá cao hơn khi đã “vượt ngưỡng” của doanh nghiệp.
Dù dự báo như thế nào nhưng một điều không thể bỏ qua đó là tình trạng thiếu hụt nguồn cung cùng căng thẳng trên Biển Đỏ sẽ tạo động lực rất lớn cho giá cà phê trong năm 2024. Giá Robusta trên thị trường thế giới nói chung và giá cà phê Việt Nam nói riêng vẫn còn dư địa để duy trì mức giá cao, ít nhất là trong nửa đầu năm 2024.
Dữ liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê cho thấy, giá cà phê xuất khẩu bình quân tháng 1/2024 của Việt Nam đạt 2.955 USD/tấn, tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 35,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Hãng tư vấn Safras & Mercado cho biết, giá cà phê Robusta dù giảm trong 2 ngày qua, nhưng vẫn đứng ở mức cao do lo ngại về nguồn cung khi các tàu hàng vẫn đang hạn chế di chuyển qua khu vực Biển Đỏ khiến chi phí vận tải tăng vọt và thời gian giao hàng kéo dài.
Theo đánh giá của giới phân tích, giá cà phê Robusta trên thị trường thế giới nói chung và giá cà phê Việt Nam nói riêng vẫn còn dư địa để duy trì mức giá cao, ít nhất là trong nửa đầu năm 2024 khi các yếu tố rủi ro về nguồn cung khó có thể sớm chấm dứt.
https://kinhtengoaithuong.vn/thuong-mai