Hiện tượng “cổ phiếu vua” trở lại
Trong tháng 3, giá trị vốn hóa của nhóm ngân hàng đã tăng hơn 120,389 tỷ đồng, lên mức 1.48 triệu tỷ đồng (tính đến phiên 31/03), tương đương tăng 9% so với mức 1.36 triệu tỷ đồng của phiên cuối tháng 2.
VietinBank (CTG) là ngân hàng duy nhất trong nhóm Ngân hàng gốc Nhà nước có vốn hóa tăng mạnh nhất với tỷ lệ 8%. Còn BIDV (BID) và Vietcombank (VCB) lần lượt giảm 1% và 3% so với cuối tháng trước.
Ở khối ngân hàng cổ phần tư nhân, ngoại trừ VBB giảm vốn hóa, còn lại vốn hóa của các nhà băng khác đều tiếp tục tăng trưởng. Trong đó phải kể đến SHB (+61%), MSB (+25%), VIB (+22%), LPB (+18%), STB (+17%), HDB (+5%)…
Sự kiện nổi bật của nhóm cổ phiếu vua trong tháng qua đó là cổ phiếu BAB chuyển từ sàn UPCoM lên niêm yết chính thức trên sàn HNX và cổ phiếu SSB chào sàn HOSE đã để lại nhiều ấn tượng khó quên cho nhà đầu tư, khi 2 cổ phiếu này đều lập kỳ tích ‘vô tiền khoáng hậu’ trên sàn mình niêm yết.
Từ khi chào sàn HNX ngày 03/03 với giá tham chiếu 16,000 đồng/cp, cổ phiếu BAB tăng hết biên độ 30%, lên mức 20,800 đồng/cp trong phiên giao dịch đầu tiên. Nối dài sau đó là chuỗi tăng trần 5 phiên liên tiếp, đạt 33,200 đồng/cp cuối phiên 11/03, gấp 2.08 lần phiên giao dịch đầu tiên. Thị giá BAB kết phiên 31/03 dừng tại mức 29,200 đồng/cp, tăng hơn 52% so với đầu năm 2021.
Cổ phiếu SSB của SeABank đã có 6 phiên tăng trần liên tiếp kể từ ngày chào sàn HOSE vào ngày 24/03/2021. Tính đến phiên 31/03/2021, thị giá cổ phiếu SSB đã tiến thẳng lên mức 28,150 đồng/cp, tăng 68% kể từ phiên giao dịch đầu tiên (với giá tham chiếu 16,800 đồng/cp).
Trước khi cổ phiếu SSB được niêm yết, chưa có cổ phiếu ngân hàng nào trên sàn HOSE làm được điều này. Hơn nữa, cổ phiếu SSB còn ghi dấu ấn mạnh mẽ với “điệp khúc” dư mua ngay giá trần cả triệu đơn vị nhưng không có lượng bán ra.
Hai cổ phiếu SHB và STB cũng tạo nên “hiện tượng” thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư . Trong đó, SHB dẫn đầu nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng có thị giá tăng mạnh nhất so với tháng trước (tăng 62%).
Câu chuyện tăng trần liên tiếp 3 phiên của cổ phiếu SHB tuy không lạ, nhưng diễn biến khớp lệnh mới chính là hiện tượng lạ gây chú ý cho nhà đầu tư. Trong 3 phiên liên tiếp, tại một thời điểm, các lệnh đột biến này đã khiến thị giá SHB tăng trần, chênh rất nhiều so với mức giá khớp lệnh trước đó.
Chẳng hạn, trong phiên 26/03, SHB ghi nhận khối lượng khớp lệnh hơn 5 triệu cp ở mức giá 19,500 đồng/cp (tăng 9.55% so với tham chiếu), vọt mạnh so với giá khớp lệnh trước đó là 18,000 đồng/cp (tăng 1.12% so với tham chiếu).
Trong phiên 29/03, lượng khớp lệnh gần 19 triệu cổ phiếu đã kéo SHB từ giá 19,700 (tăng 1.03% so với tham chiếu) lên mức 21,400 đồng/cp (tăng gần 9.8% so với tham chiếu).
Diễn biến này lại tiếp tục xảy ra vào trong phiên 30/03, ngay từ đầu phiên, SHB ghi nhận lượng khớp lệnh gần 10 triệu cp. Thị giá cổ phiếu này theo đó bật từ mức 22,000 đồng/cp (tăng 2.8% so với tham chiếu) lên 23,500 đồng/cp (tăng 9.8% so với tham chiếu).
Dữ liệu giao dịch cổ phiếu SHB phiên 31/03/2021
Nguồn: VietstockFinance
|
Dữ liệu giao dịch cổ phiếu SHB phiên 02/04/2021
Nguồn: VietstockFinance
|
Diễn biến lạ ở SHB từ phiên cuối của tháng 3 sang đến hai phiên đầu tháng 4 vẫn chưa dừng lại. Đơn cử như phiên 02/04, cổ phiếu SHB trong phiên chiều bất ngờ đảo chiều ngoạn mục, chuyển từ màu đỏ sang sắc xanh sau khi có 3.8 triệu cp và 12 triệu cp lần lượt được khớp lệnh ở mức giá 27,300 đồng/cp (tăng 1.11% so với giá tham chiếu) và 28,500 đồng/cp (tăng 5.56% so với giá tham chiếu). Cuối phiên, cổ phiếu SHB quay trở về sắc đỏ với mức giá 26,900 đồng/cp, giảm 0.4% so với giá tham chiếu.
Tương tự, cổ phiếu STB duy trì được đà tăng trong suốt tuần cuối tháng 3 với khối lượng giao dịch hàng chục triệu đơn vị. Đến khi bùng nổ thanh khoản vào phiên 30/03 với gần 100 triệu đơn vị được khớp lệnh – mức thanh khoản khủng nhất kể từ khi lên sàn HOSE vào năm 2006, cổ phiếu STB “cất cánh” với dư mua giá trần 20,500 đồng/cp đạt hơn 6.3 triệu cp. Tổng giá trị giao dịch cổ phiếu STB trong phiên 30/03 đạt hơn 1,997 tỷ đồng.
Kết phiên 31/03, giá cổ phiếu STB vẫn giữ được sắc xanh với 21,450 đồng/cp (tăng 4.63% so với tham chiếu), khối lượng giao dịch gần 56.6 triệu đơn vị. Nếu so với cuối tháng 2, giá cổ phiếu STB đã tăng 17%.
Ngoài ra, còn có nhiều cổ phiếu ngân hàng khác cũng đã nổi sóng trong những phiên giao dịch gần đây, phải kể đến như: LPB tăng 3 phiên với khối lượng giao dịch đột biến, TCB và HDB đều có 5 phiên tăng liên tiếp,…
Ở các ngân hàng khác, giá cổ phiếu thời gian gần đây dù không có đột biến nhưng vẫn duy trì được đà tăng như trường hợp của VIB đã tăng 22% so với tháng trước, giữ vị trí á quân thị giá tăng mạnh nhất của nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Nguồn: VietstockFinance
|
Thanh khoản bùng nổ
Cùng với thị giá khởi sắc, thanh khoản cổ phiếu ngân hàng bùng nổ trong tháng qua với hơn 213 triệu cp/ngày được chuyển giao, tăng 39% so với tháng 2, tương ứng với giá trị giao dịch gần 4,647 tỷ đồng/ngày, tăng 21% so với tháng 2.
Nguồn: VietstockFinance
|
Hầu hết các nhà băng đều có thanh khoản tăng mạnh so với tháng trước như NAB (gấp 3.43 lần), MSB (gấp 3.18 lần) KLB (gấp 4.12 lần), BAB (gấp 12.47 lần), SGB (gấp 35.17 lần), ACB (+32%), LPB (+10%)…
Ở chiều ngược lại, vẫn có số ít nhà băng giảm thanh khoản như VBB (-91%), VIB (-22%), EIB (-12%), VPB (-19%), TCB (-22%), MBB (-20%).
“Hiện tượng” của SHB không chỉ ở giá mà còn cả ở khối lượng giao dịch. Thanh khoản của cổ phiếu này luôn thuộc nhóm cao nhất trong nhóm ngân hàng, và những ngày qua được ghi nhận hơn 40 triệu cp/ngày được giao dịch, tăng 67% so với tháng trước.
Song hành cùng cổ phiếu SHB phải kể đến STB, khi khối lượng giao dịch của cổ phiếu này luôn dồi dào, bình quân có gần 35 triệu cp được giao dịch mỗi ngày trong tháng 3, tăng 53% so tháng 2.
Mặc dù có chuỗi tăng giá trần ấn tượng, nhưng từ khi chào sàn HNX, thanh khoản của BAB chỉ “lèo tèo” một vài lô giao dịch được khớp. Trong khi đó, chuỗi tăng trần 6 phiên liên tiếp của cổ phiếu SSB lại đi kèm thanh khoản lớn với bình quân hơn 19 triệu đơn vị được giao dịch mỗi phiên. Trong đó, phiên chào sàn khớp tới hơn 6 triệu đơn vị và phiên 29/03 khớp gần 4 triệu đơn vị, các phiên còn lại đều từ trên 1 triệu đơn vị đến gần 2 triệu đơn vị.
Nguồn: VietstockFinance
|
Khối ngoại bán ròng gần 3,800 tỷ đồng
Trong tháng 3, khối ngoại đã bán ròng gần 80 triệu cp ngành ngân hàng, gấp 5.81 lần tháng trước. Giá trị bán ròng gần 3,782 tỷ đồng, gấp 5.13 lần tháng 2.
Nguồn: VietstockFinance
|
Liên tiếp trong 2 tháng qua, CTG là nhà băng vừa có khối ngoại bán ròng mạnh nhất về khối lượng lẫn giá trị. Trong đó tháng 3, cổ phiếu này bị khối ngoại bán ròng với hơn 49 triệu cp, gấp 3.27 lần tháng trước. Giá trị bán ròng gần 1,940 tỷ đồng, gấp 3.58% so với tháng 2.
Bên cạnh đó, VCB, BID, HDB, MBB, STB, VPB, PGB, TPB, EIB, TCB là những nhà băng còn lại có khối ngoại bán ròng.
OCB được khối ngoại mua ròng nhiều nhất với gần 5 triệu cp, tăng 50% và giá trị mua ròng đạt 107 tỷ đồng, tăng 71% so với tháng trước.
Ái Minh
FIL