Đạo luật Đổi mới Tài chính và Công nghệ cho Thế kỷ 21 (FIT21) đã được Hạ Viện Mỹ thông qua với tỷ lệ 279 – 136. Dự luật sẽ thiết lập các quy tắc để quản lý thị trường tiền mã hóa tại Mỹ, tạo ra những quy tắc để bảo vệ người tiêu dùng,…
Theo CoinDesk, vào ngày 22/5, ngành công nghiệp tiền mã hóa Mỹ vừa ghi nhận chiến thắng lớn khi Hạ viện và thông qua một dự luật sâu rộng nhằm thiết lập các quy định cho thị trường tài sản kỹ thuật số.
Đạo luật Đổi mới Tài chính và Công nghệ cho Thế kỷ 21 (FIT21) đã được Hạ Viện Mỹ thông qua với tỷ lệ 279 – 136. Đây là dự luật lớn đầu tiên về quản lý tiền mã hóa được thông qua tại Quốc hội Mỹ.
Hiện dự luật này đang được chuyển đến Thượng viện Mỹ để xem xét và thông qua. Tuy nhiên, tương lai của FIT21 tại Thượng viện vẫn không rõ ràng. Mỹ đã trở nên tụt hậu hơn so với các quốc gia khác, chẳng hạn như châu Âu trong việc thiết lập các quy định pháp lý về tiền mã hóa.
Dự luật FIT21 sẽ thiết lập các quy tắc để quản lý thị trường tiền mã hóa tại Mỹ, tạo ra những quy định nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Ngoài ra, dự luật cũng sẽ lựa chọn Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) là cơ quan quản lý về tài sản kỹ thuật số, tài sản giao ngay phi chứng khoán chứ không phải Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC).
Đồng thời, FIT21 sẽ giúp xác định rõ ràng hơn rằng khi nào thì đồng tiền mã hóa là chứng khoán và khi nào là hàng hóa.
Tuy nhiên, dự luật này cũng vấp phải một số sự phản đối. Hạ Nghị sĩ Maxine Waters cho biết dự luật đang giúp các doanh nghiệp tiền mã hóa trốn tránh khỏi sự quản lý của luật chứng khoán.
“Những công ty trên đã kiếm hàng tỷ USD từ việc phát hành và hỗ trợ giao dịch trái phiếu chứng khoán mã hóa (crypto securities) một cách trái phép. […] Và Đảng Cộng hòa đang đề xuất biến những hoạt động này thành hợp pháp”, bà Waters nói. Trong cuộc bỏ phiếu ngày 22/4, một số nội dung trong dự luật đã phải sửa đổi để làm hài lòng phe Dân chủ.
Tổng thống Joe Biden cũng đã bày tỏ sự phản đối với dự luật này thông qua một tuyên bố. Tuy nhiên, ông cho biết sẽ không phủ quyết dự luật này. Ngoài ra, Chủ tịch SEC Gary Gensler cũng phản ứng mạnh mẽ với FIT21, lập luận rằng đạo luật trên là không cần thiết và gây ảnh hưởng tới các quy định chứng khoán hiện hành.