Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) vừa công bố BCTC hợp nhất kiểm toán, ghi nhận doanh thu thuần tăng nhẹ so với con số tự lập, từ mức 3.085 tỷ lên 3.177 tỷ đồng. Khấu trừ giá vốn, Công ty thu về 206 tỷ lợi nhuận gộp.
Tại BCTC kiểm toán, chi phí quản lý ghi nhận tăng đáng kể so với con số tự lập, từ mức 1.195 tỷ lên 1.851 tỷ đồng, phần lớn là chi phí dự phòng. Lỗ khác giảm hơn phân nửa, chỉ còn -329 tỷ. Kết quả, lỗ sau thuế kiểm toán HAGL vào mức 2.383 tỷ đồng, lỗ ròng 1.256 tỷ đồng.
Giải trình về sự chênh lệch giữa báo cáo kiểm toán và tự lập, phía HAGL cho biết do ngày lập BCTC hợp nhất quý 4/2020 chưa có kết quả định giá CTCP Chăn nuôi Gia Lai, do đó BCTC kiểm toán đã có cập nhật số liệu, dẫn đến có chênh lệch giữa BCTC tự lập và kiểm toán.
So với năm 2020, năm 2021 doanh thu tài chính giảm do HAGL giảm khoản lãi từ thanh lý các khoản đầu tư. Khấu trừ, HAGL tăng lỗ so với năm ngoái ghi nhận dự phòng theo nguyên tắc thận trọng trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, đồng thời trích lập dự phòng cho khoản đầu tư vào Chăn nuôi Gia Lai.
Đáng chú ý, theo ý kiến nhấn mạnh của kiếm toán, do tính đến cuối năm 2020 HAGL lỗ luỹ kế 6.302 tỷ đồng, và nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn nên BCTC của Công ty tồn tại yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục.
Song song, Tập đoàn cũng đang vi phạm một số cam kết đối với hợp đồng vay và trái phiếu.
Giải trình, HAGL cho biết:
(1) Tại ngày lập BCTC đã được kiểm toán, Ban Tổng Giám đốc đã lập kế hoạch cho 12 tháng tiếp theo bao gồm dòng tiền dự kiến sẽ được tạo ra từ việc thanh lý một phần các khoản đầu tư tài chính, thu hồi nợ từ các đối tác và các dự án đang triển khai.
(2) Tập đoàn đang trong quá trình làm việc với các bên cho vay về việc điều chỉnh các điều khoản đã bị vi phạm hợp đồng có liên quan, theo đó HAGL cho rằng có thể hoàn trả các khoản nợ khi đến hạn và tiếp tục hoạt động trong năm tiếp theo.
(3) Ngoài ra, ngày 8/1/2021, HAGL Agrico (HNG) đã thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu riêng lẻ cho THACO để hoán đổi khoản nợ 7.414,5 tỷ đồng, nhằm mục đích tái cơ cấu nguồn vốn.
(4) Về kinh doanh, năm 2020 điểm sáng khi mảng bán trái cây tiêp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu, và tiền từ hoạt động này là nguồn tiền chính trong ngắn hạn do thời gian kiến thiết cơ bản ngắn, sản lượng cao, giá ổn định. Ban lãnh đạo chủ trương tiếp tục mở rộng thêm diện tích trồng chuối nhằm gia tăng dòng tiền, song song tái cơ cấu các khoản nợ hiện hữu.
Số liệu sau kiểm toán
Cuối cùng, liên quan đến việc điều chỉnh hồi tố khoản lỗ năm 2019, theo đó ghi nhận thêm lỗ 5.000 tỷ đồng vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (theo đó, tính đến ngày 31/12/2020, Công ty lỗ luỹ kế 6.302 tỷ đồng), Công ty tiếp tục giải trình cho biết dịch Covid-19 bùng phát làm cho các thông tin về rủi ro của thị trường nông sản và ngành nông nghiệp được biểu hiện rõ ràng hơn.
So với báo cáo tự lập, lỗ lũy kế của HAGL tăng thêm hơn 1.200 tỷ đồng.
Số liệu trước kiểm toán
Vì vậy, Ban Tổng Giám đốc nhận thấy rằng các xét đoán về rủi ro trước đây chưa được đánh giá một cách thận trọng nhất, nên đã đưa ra quyết định điều chỉnh hồi tố BCTC kiểm toán của Công ty năm 2018 và 2019 bằng cách trích lập dự phòng cho các khoản phải thu tồn đọng nhằm giúp nâng cao tính minh bạch của BCTC.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/4, cổ phiếu HAG tăng trần lên 6.230 đồng với lượng khớp lệnh tăng đột biến lên 27,5 triệu đơn vị. HNG cũng tăng trần lên 13.100 đồng với 24,5 triệu cổ phiếu được khớp.
Kể từ đầu năm 2021, HAGL Agrico (HNG) sẽ không còn là công ty con của HAGL.
Theo Nhịp sống kinh tế