Nhưng kỳ thực, H&M đến từ một quốc gia không mấy nổi tiếng trong làng thời trang thế giới – Thụy Điển. H&M thuộc sở hữu của gia tộc Persson. Hiện chủ tịch H&M là Carl Stefan Erling Persson ,người giàu thứ 58 trên thế giới với khối tài sản 17,2 tỷ USD.
H&M Hennes & Mauritz AB là một công ty bán lẻ thời trang đa quốc gia của Thụy Điển, nổi tiếng với mặt hàng thời trang giá rẻ dành cho nam giới, phụ nữ, thanh thiếu niên và trẻ em. H&M và các nhãn hiệu trực thuộc hoạt động tại 68 quốc gia với hơn 4.500 cửa hàng.
Chủ tịch kiêm cổ đông chính trong công ty thời trang H&M là Stefan Persson, sinh năm 1947. Thương hiệu này là tài sản Stefan được thừa hưởng từ cha mình, ông Erling Persson vào năm 1982. Ông làm giám đốc điều hành cho hãng trong suốt 6 năm rồi mới lên chức.
Theo danh sách tỷ phú của Forbes Billionaire, Carl Stefan Erling Persson (tên đầy đủ của ông) là người giàu thứ 58 trên thế giới với tài sản 17,2 tỷ USd. Ông là cựu chủ tịch của tập đoàn bán lẻ thời trang nhanh H&M, cũng sở hữu COS, Monki, Weekday, & Other Stories, H&M Home và Arket. Persson từ chức chủ tịch vào tháng 5 năm 2020, để lại con trai của ông, Karl-Johan, nắm quyền điều hành một công ty hiện có hơn 4.900 cửa hàng tại 73 thị trường khác nhau.
Sự ra đời của thương hiệu thời trang H&M
H&M do ông Erling Persson (21/1/1917 – 28/10/2002), thành lập năm 1947 ở Vaesteras, Thụy Điển. Đây là thương hiệu chuyên kinh doanh các sản phẩm thời trang dành cho mọi đối tượng từ đàn ông, phụ nữ, thanh niên đến trẻ em.
Ban đầu, Erling Persson mở cửa hàng đầu tiên tên là Hennes (trong tiếng Thuỵ Điển hennes có nghĩa là “dành cho phụ nữ”) chuyên kinh doanh quần áo cho nữ.
Đến năm 1968, Persson mua lại công ty chuyên may quần áo cho thợ săn Mauritz Widforss và ra mắt thêm các bộ sưu tập thời trang dành cho nam giới, sau đó đổi tên chính thức thành “Hennes & Mauritz”, tiền thân của H&M ngày nay.
Mô hình kinh doanh này được Persson sao chép, vận dụng ở Thụy Điển và thành công đến rất nhanh.
Theo thời gian, H&M mở rộng phạm vi và đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh. H&M xuất hiện ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển rồi sang Na Uy và Đan Mạch, niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Các thành viên của ban nhạc danh tiếng ABBA là những người nổi tiếng đầu tiên sử dụng sản phẩm của H&M.
Năm 1976, H&M vượt ra ngoài khu vực Bắc Âu để hiện diện ở Anh, Thụy Sĩ, Đức, Hà Lan, rồi đến Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, bán đảo Balkan, Đông Nam Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh…
Năm 1982, Erling Persson chính thức giao nhiệm vụ quản lý của công ty cho con trai – Steffan Persson, người giữ chức vụ Giám đốc điều hành của thương hiệu và hiện nay là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Gia đình Persson sở hữu khoảng 33% công ty và có quyền biểu quyết 69%.
H&M là một trong những công ty đầu tiên tận dụng lợi thế của sự bùng nổ Internet khi chính thức chào bán trực tuyến vào năm 1998.
H&M đã hợp tác với các nhà thiết kế nổi tiếng như Karl Lagerfeld, Stella McCartney, Alexander Wang, hãng thời trang cao cấp Versace và các ngôi sao hàng đầu thế giới như Linda Evangelista, Naomi Campbell, Christy, Madonna, Beyonce…
Bí quyết thành công của Erling Persson và thương hiệu thời trang H&M
Erling Persson cho rằng, thời trang vốn luôn rất được ưa chuộng trong khi quan niệm chung từ xưa vẫn là thời trang luôn luôn đắt. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng một sản phẩm quần áo hiếm đến mức độc đáo và đắt thì mới được công nhận là thời trang. Vì thế, ở một chừng mực nào đó, thời trang không phải dành cho đại chúng. Nhưng nếu bán hàng thời trang với giá mà số đông có thể mua được thì cơ hội kiếm lời cũng rất cao. Bởi thế, triết lý kinh doanh của Erling Persson cũng như bản chất của thương hiệu H&M là quần áo có chất lượng cao và hợp mốt nhưng giá cả phải chăng.
Nói cách khác, Erling Persson đã từng bước “dân chủ hóa thời trang”. Thời trang không tách biệt với cuộc sống. Thời trang tuy xa xỉ và sang trọng nhưng ngày càng được phổ cập và đại chúng.
Quần áo H&M có giá từ hơn chục USD cho tới khoảng 100 USD. Đó là mức giá khá hợp túi tiền mọi người dân. Giá thành rẻ cùng trang phục hợp mốt chính là một trong những yếu tố khiến H&M luôn nhận được sự yêu mến từ các tín đồ thời trang. Mặt khác, H&M không xem các thương hiệu thời trang sang trọng khác như kẻ thù, mà luôn coi các đối thủ như một đồng minh có thể cộng tác để cả hai bên cùng có lợi.
Từ quần áo thuần túy, ngày này, H&M cung ứng thêm gần như tất cả các sản phẩm thời trang khác có sử dụng da và bông vải sợi. Những thương hiệu và dòng sản phẩm thời trang của H&M cứ thế nhiều thêm. Có sản phẩm do H&M sáng tạo, nhưng cũng có nhiều sản phẩm thuộc sở hữu của các công ty thời trang khác đã được H&M mua lại hoặc hợp tác cùng thiết kế.
Sau 70 năm thành lập, H&M đã có hơn 4.000 cửa hàng trên khắp thế giới và là công ty thời trang lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Inditex Tây Ban Nha (Công ty mẹ của Zara). Ngoài H&M, hãng còn sở hữu nhiều thương hiệu khác như:
COS (nhãn hiệu thời trang dành cho phụ nữ, đàn ông và trẻ em, Weekday (sản phẩm denim dành cho người trẻ), Cheap Monday nổi tiếng với những chiếc quần Jeans skinny, Monki lấy cảm hứng sáng tạo từ chính thời trang đường phố của giới trẻ châu Á, & Others Stories (Nhãn hiệu cung cấp sản phẩm giầy, túi, phụ kiện, sản phẩm làm đẹp và quần áo cho nữ giới), ARKET cung cấp sản phẩm thiết yếu cho phụ nữ, đàn ông, trẻ em và cả đồ nội thất.
H&M có nữ CEO đầu tiên và không phải thành viên của gia đình sáng lập H&M, gia đình Persson
Hơn 70 năm từ ngày thành lập, chức vụ Tổng giám đốc luôn thuộc về một thành viên của gia đình Persson. Đầu tiên là con trai Stefan Persson, và sau này là cháu trai Karl-Johan Persson.
Người cháu trai Karl-Johan Persson bị giới chuyên môn đánh giá là kém nhạy bén với sự thay đổi thị trường. Ông đến với vị trí Tổng giám đốc năm 2009, thời kỳ H&M rất huy hoàng. Lúc ấy, H&M liên tục ra mắt những bộ sưu tập bắt tay với nhiều cái tên lớn như Karl Lagerfeld và Roberto Cavalli.
Tuy nhiên, thời thế mau chóng thay đổi. Việc ra mắt những bộ sưu tập phiên bản giới hạn trở nên thường nhật – ai ai cũng làm điều này. E-commerce ra đời. Việc chậm trễ theo đuổi phương thức bán hàng qua mạng khiến H&M bị những đối thủ vượt mặt về mặt tăng trưởng – có thể kể đến Zara của Inditex, Asos, và Primark. Từ năm 2015, tập đoàn liên tục hụt mục tiêu doanh số được đề ra.
Cuối cùng, đến thời điểm hiện tại, H&M đã lấy lại được phong độ. Quý 4 – 2019 là lần đầu tiên H&M cho thấy sự tăng trưởng trở lại của lợi nhuận ròng. Đây là thời điểm tốt để chuyển giao cương vị Tổng giám đốc.
Gương mặt mới, Helena Helmersson, là nữ CEO đầu tiên của thương hiệu Thụy Điển này. Cô thay thế ông Karl-Johan Persson, người sẽ chuyển qua đảm nhiệm vị trí chủ tịch tập đoàn. Đây là lần đầu tiên tập đoàn Thụy Điển có một Nữ tổng giám đốc. Và cũng là CEO đầu tiên không phải thành viên của gia đình sáng lập H&M, gia đình Persson.
Thuận Hiếu
Theo Vietnambisinessinsider